DÙNG HẾT NHỮNG LỜI ĐÚNG

# 12

Thực hành những gì đã giảng dạy

(CÁC QUAN XÉT 17;18)

Hãy giữ chặc chổ của bạn! Đọc năm chương cuối của giống như đi Tàu Lượn Siêu Tốc. Bạn đứng đợi trong một hàng dài cho đến lượt bạn bước vào một  chiếc xe đẩy nhỏ sẽ là nhà của bạn trong ba phút tới. người ta sẽ giúp bạn thắc dây an toàn vào ghế. (Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải làm điều này!). sau đó Một cú giật đột ngột thông báo rằng chiếc tàu lượn này hiện đang được bắt đầu. âm thanh ghê ghê của một sợi xích nặng va vào kim loại của đường ray đồng hành với việc bạn chậm rãi đi lên điểm cao nhất trong công viên giải trí. Nếu bạn ngồi ở phía trước, bạn là người đầu tiên “tận hưởng” toàn cảnh của toàn khu vực.( đó là nếu cuộc sống đang trôi qua trước mắt bạn không cản trở!) Tàu Lượn của bạn lên dốc và lao xuống, vẫn bị giữ lại bởi sợi xích vẫn tiếp tục kẹp chặt những đuôi tàu phía sau.

Sau đó, bạn nghe thấy những âm thanh rơi tự do của tàu, bạn khám phá lại lực hấp dẫn và bạn trải nghiệm cảm giác rơi tự do thẳng xuống đất. Những tay chơi tàu lượn kỳ cựu giơ tay lên trời và hét lên đầy phấn khích, trong khi ngón tay của bạn tạo ra những vết lõm mới trên thanh ghế mà bạn đang cố bám chắc. Bạn hét lên vì sợ thoát tim! sau khi bạn ngừng rơi, đường ray sẽ xoắn xoắn, xoay lộn ngược – điều đó cũng còn đỡ bởi  ít nhất bạn không còn di chuyển theo phương thẳng đứng nữa! Sau đó, nó đánh vòng lần hai. Bất kỳ tàu lượn siêu tốc đáng giá nào cũng sẽ có hai lần rơi tự do. (Điều đó nghe có vẻ đáng sợ không?) là điều làm bạn bị vượt quá sức chịu đựng khiến bạn cầu xin với Chúa là con sẽ làm những gì Ngài muốn miễn là Ngài giúp con thoát khỏi cái Tàu Lượn khủng khiếp này.

Nếu bạn đã từng trải qua cảm giác “rơi tự do lần cuối” đó, thì có thể bạn đã chuẩn bị phần nào cho năm chương còn lại của sách .

chứa đựng hai câu chuyện kỳ ​​lạ đưa chúng ta đến kết luận tai hại của cuốn sách này. Thứ nhất, các câu chuyện kỳ ​​lạ vì chúng xuất hiện ở cuối sách không liên quan gì đến niên đại, và thứ hai, vì chúng không liên quan đến một đàn áp ngoại bang hay một quan xét ở Y-sơ-ra-ên. Họ dường như ở đó với tư cách là “ lần rơi tự do cuối cùng”. Đến thời điểm này, vòng xoáy đi xuống của Y-sơ-ra-ên đã đạt đến mức thấp không thể tin được, nhưng ở những chương cuối cùng này nó vẫn còn thấp hơn. Mặc dù Y-sơ-ra-ên đã được cảnh báo về sự áp bức mà một vị vua sẽ mang đến cho đất nước, nhưng sự hỗn loạn ở phần cuối của vẫn đủ khủng khiếp để khiến cho việc có bất kỳ vị vua nào cũng được coi như là tốt.[1] Nếu bạn nghĩ rằng chuyến Tàu lượn này đã khó khăn cho đến nay, hãy giữ vững vị trí của bạn, bởi vì nó sẽ còn tồi tệ hơn nhiều!

THẦY TẾ LỄ RIÊNG CỦA (17:1–13)

là một cái tên hay trong tiếng Y-sơ-ra-ên có nghĩa là “Ai giống như Đức Giê-hô-va?” Một người đàn ông từ ngọn đồi vùng Ép-ra-im mang tên đó như được giới thiệu ở đầu chương 17. Dường như ông ấy đã ăn cắp một số bạc của mẹ mình, nhưng ông đã sợ hãi thú nhận tội ác của mình khi mẹ ông bắt đầu nguyền rủa bất cứ ai đã đánh cắp kho báu của bà. cụm từ “Nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho con!” (17: 2). Bà đã rất vui mừng khi phục hồi được những gì đã mất của mình đến nỗi bà thề sẽ dành một phần của để phục vụ Chúa “để tạo ra một bức tượng chạm và tượng đúc” (17 :3) Đúng như lời, bà đã thuê một người thợ bạc để đúc một thần tượng và đặt thần tượng đó trong nhà của con trai mình là . Nhà của đã có sẵn một  đền thờ thần nên việc ông thêm các thần tượng khác là điều đương nhiên. một ê-phót cho một đền thờ nhỏ của mình (Bạn có nhớ Gi-đê-ôn không?) Với một bộ sưu tập các vật dụng tôn giáo như vậy, ông bắt đầu cảm thấy cần có một thầy tế lễ. Rồi giao cho một trong những người con trai của mình giữ vai trò này, nhưng ông đã rất vui mừng khi có cơ hội thuê một người Lê-vi chân chính làm “cha và thầy tế lễ” cho mình (17:10). Người Lê-vi trẻ tuổi, sau này được xác định là Giô-na-than (18:30), sống trong nhà của , và tự tin tuyên bố: “Bây giờ tôi biết rằng Đức Giê-hô-va sẽ ban phước lành cho tôi, vì tôi có một thầy tế lễ là người Lê-vi” (17:13). .

CHỈ TÌM KIẾM MỘT NGÔI NHÀ

Khi dân Y-sơ-ra-ên định cư ở Đất Hứa, những người thuộc nhận được một mảnh đất kém giá trị. Trước đó trong , người viết đã lưu ý: “Rồi dân A-mô-rít ép các con trai của Đan lên vùng đồi núi, vì họ không cho phép họ xuống thung lũng” (1:34).

Chán nản với hoàn cảnh sống của mình, người Đan quyết định tìm kiếm một vùng đất mới (18:1, 2). Để đạt được mục tiêu này, họ đã gửi năm điệp viên đi về phía bắc để tìm kiếm một ngôi nhà tốt hơn. Trên đường đi, họ đi ngang qua nhà của Mi-ca và ngạc nhiên khi nghe thấy giọng nói thầy tế lễ của Mi-ca, người Lê-vi đến từ Bên-gia-min. Có lẽ  họ nhận ra ông qua giọng “miền nam”, họ hỏi ông tại sao ông ở đó. Khi họ phát hiện ra ông là một Thầy Tế Lễ, họ yêu cầu ông cầu vấn Đức Chúa Trời (hãy nghĩ lại về Gi-đê-ôn) để xem liệu cuộc hành trình của họ có thành công hay không. Nhận được sự đảm bảo của người Lê-vi rằng Đức Chúa Trời đã chấp thuận sứ mệnh của họ, họ tiếp tục hành trình cho đến khi đến . Thành phố này là nơi sinh sống của những người “bình tịnh và an ổn ” (18:7, 10), và những người được hưởng hòa bình và thịnh vượng. Các điệp viên Đan biết rằng họ đã tìm thấy ngôi nhà mới của mình!

Khi những người do thám nói với những người bà con sống trên đồi của họ về khung cảnh thung lũng tuyệt vời ở , sáu trăm người Đan đã tự trang bị vũ khí và tiến ra trận chiến. Khi đi về phía bắc, họ cũng đến nhà của Mi-ca. Họ đánh cắp ê-phót và thần tượng của ông ấy, rồi ép Giô-na-than đi với họ với tư cách là thầy tế lễ của họ. Khi Mi-ca biết chuyện đã xảy ra, ông tập hợp những người hàng xóm của mình lại và lên đường đuổi theo những kẻ cướp phá người Đan. Tuy nhiên, quân Đan quá mạnh nên Mi-ca buộc phải trở về nhà. Người Đan tiếp tục đến , nơi họ đốt cháy thành phố và giết tất cả người dân. Sau đó, họ xây dựng lại những gì họ đã đốt cháy và đổi tên thành Đan. Câu chuyện về người Đan kết thúc bằng những lời này:

Đoạn, người Đan dựng tượng chạm, rồi Giô-na-than, con trai Ghẹt-sôn, cháu Môi-se, và hết thảy hậu-tự của người, đều làm thầy tế-lễ trong chi-phái Đan cho đến ngày chúng bị đày khỏi xứ. Chúng giữ tượng chạm của Mi-ca làm nên trọn trong lúc đền Đức Chúa Trời ở tại Si-lô. (18:30, 31).

VẤN ĐỀ LÀ GÌ?

Trái ngược với tính bạo lực và âm mưu của các câu chuyện khác trong Các quan xét, tình tiết nhỏ này liên quan đến Mi-ca, thầy tế lễ của ông và người Đan lúc đầu có vẻ nhạt nhẽo—gần như vô tội. Hơn nữa, nếu chúng ta đọc những sự kiện như vậy trên báo ngày hôm nay, có lẽ chúng ta sẽ không coi thông tin đó là thú vị. Tuy nhiên, khi chúng ta nhớ rằng những người có liên quan là người Y-sơ-ra-ên thì sự việc đột nhiên trở thành một vấn đề hoàn toàn khác. Đối với những người ngoại đạo hành động như những người ngoại đạo là một chuyện; đối với những người được chọn của Đức Chúa Trời hành động như những người ngoại giáo là một điều gì đó hoàn toàn khác. Từ góc độ thuộc linh, điều này trở thành một bằng chứng gây sửng sốt rằng ngay cả khi dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục nói như một dân tộc thánh, đời sống của họ cho thấy rằng họ đã hoàn toàn quên Đức Chúa Trời!

Tất cả những người tham gia câu chuyện này đều là người Y-sơ-ra-ên. Họ có di sản phù hợp, sống ở đúng vùng đất và sử dụng đúng ngôn ngữ—nhưng họ đã xuyên tạc cốt lõi đức tin của mình. Chẳng hạn, một người đàn bà đặt cho con trai mình cái tên thánh là “Mi-ca”, lại quay sang mua một hình tượng cho nó, như vậy vi phạm mệnh lệnh rõ ràng của Đức Giê-hô-va là không được làm hình tượng (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4)! Đồng thời, cũng người đàn bà đó đã dâng hai trăm siếc-lơ bạc cho Đức Chúa Trời, nhưng lại trắng trợn phản nghịch Ngài bằng cách dâng bạc để làm một tượng thần! Tiếp theo, hãy xem xét trường hợp của thầy tế lễ của Mi-ca. Mi-ca tự hào về bản thân vì ông vẫn tuân theo sự dạy dỗ của Luật pháp rằng thầy tế lễ phải là người Lê-vi, thế nhưng ông lại bao quanh thầy tế lễ của mình bằng các thần tượng và sử dụng thầy tế lễ để bói toán! Vẫn còn một ví dụ khác về sự mâu thuẫn giữa ngôn ngữ và cuộc sống của họ được thấy trong vấn đề các điệp viên ‘yêu cầu Thầy Tế Lễ hỏi xem Đức Chúa Trời có ở cùng họ không, rồi trở lại và đánh cắp các thần tượng của Mi-ca!

Lý lẽ đanh thép là hành vi của người Đan ở . Ngay từ đầu họ đã thiết lập thần tượng trong ngôi nhà mới của họ. Nhà của Đức Chúa Trời ở Shi-lô, nhưng họ đã dựng lên một ngôi nhà của các thần tượng ở thành phố mới Đan, trong khi vẫn tự nhận mình là dân của Đức Chúa Trời. Ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ của giao ước, nhưng hành vi của họ là hành vi của dân Ca-na-an ngoại đạo. Lời nói của họ là đúng, nhưng hành động của họ đều sai.

NHỮNG THÔNG ĐIỆP HỖN HỢP

Kinh Thánh nói một cách táo bạo và rõ ràng như tia la-ze về việc Đức Chúa Trời ghét việc sử dụng ngôn ngữ thánh thiện đến mức nào để che đậy lối sống nổi loạn. Giê-rê-mi đã từng đứng ở cổng đền thờ và truyền đạt thông điệp này từ Đức Chúa Trời:

“Hãy đứng nơi cửa nhà Đức Giê-hô-va, tại đó hãy rao lời nầy: Các ngươi, là người Giu-đa hết thảy, là những kẻ do các cửa nầy vào đặng thờ-lạy Đức Giê-hô-va, hãy nghe lời Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va vạn-quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Hãy sửa lại đường-lối và việc làm của các ngươi; thì ta sẽ khiến các ngươi ở trong xứ nầy. Chớ nhờ-cậy những lời dối-trá rằng: Chính đây là đền-thờ của Đức Giê-hô-va, đền-thờ của Đức Giê-hô-va, đền-thờ của Đức Giê-hô-va. Vì nếu các ngươi sửa lại kỹ-càng đường-lối và việc làm của mình, nếu các ngươi làm trọn sự công-bình giữa người và kẻ lân-cận nó; nếu các ngươi không hiếp-đáp khách-lạ, kẻ mồ-côi, người góa-bụa, và không làm đổ máu vô-tội trong nơi nầy; cũng chẳng đi theo các thần khác để làm hại mình, thì ta sẽ khiến các ngươi ăn-ở trong nơi nầy và trong đất mà ta đã ban cho tổ-phụ các ngươi từ thuở xưa cho đến đời đời.

Nầy, các ngươi cậy những lời phỉnh-phờ chẳng có ích gì” (Giê-rê-mi 7:2b–8; phần nhấn mạnh của tôi). 

Nhiều thế kỷ sau, Chúa Giê-su ngồi trên một sườn núi và tuyên bố cùng một thông điệp:

“Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên-đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý-muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên-tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian-ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta! (Ma Thi Ơ 7:21–23; phần nhấn mạnh là của tôi).

Sau đó, Phao-lô gửi đến Hội Thánh ở Rô-ma những lời quở trách gay gắt này:

Còn ngươi, mang lấy danh người Giu-đa, yên-nghỉ trên luật-pháp, khoe mình về Đức Chúa Trời ngươi, hiểu ý-muốn Ngài và biết phân-biệt phải trái, vì ngươi đã được luật-pháp dạy; khoe mình làm người dẫn đường cho kẻ mù, làm sự sáng cho kẻ ở nơi tối-tăm, làm thầy kẻ ngu, làm người dạy kẻ tầm-thường, trong luật-pháp có mẫu-mực của sự thông-biết và của lẽ thật, vậy ngươi dạy-dỗ kẻ khác mà không dạy-dỗ chính mình ngươi sao! Ngươi giảng rằng chớ nên ăn-cắp, mà ngươi ăn-cắp! Ngươi nói rằng chớ nên phạm tội tà-dâm, mà ngươi phạm tội tà-dâm! Ngươi gớm-ghét hình-tượng mà cướp lấy đồ-vật của hình-tượng! Ngươi khoe mình về luật-pháp mà bởi phạm luật-pháp làm nhục đến Đức Chúa Trời! Vì bởi cớ các ngươi nên danh Đức Chúa Trời bị nói phạm trong vòng người ngoại, như lời đã chép.,”. . . (Rô-ma 2:17–24).

Trong cả ba trường hợp, dân chúng đều bị kết án vì đời sống vô đạo đức của họ mâu thuẫn với ngôn ngữ tin kính của họ.

Truyền thống vào cuối buổi chiều thứ bảy của gia đình chúng tôi khi tôi lớn lên là xem các chương trình nhạc đồng quê hàng tuần do Porter Wagoner, Lester Flatt và Earl Scruggs, và Anh em nhà Wilburn tổ chức. Một chương trình có thể đoán trước được của cả ba chương trình là màn trình diễn một bài hát tôn giáo. Ở giữa hai mươi lăm phút của các bài hát về uống rượu và gian lận, đèn xung quanh ban nhạc sẽ mờ đi và người dẫn chương trình sẽ trưng ra bộ mặt tôn kính nhất của mình. Sau đó, ông ấy sẽ giới thiệu “một con số tâm linh”. Trong vài phút tiếp theo, tiếng nhạc ti-vi đó sẽ trở thành một nhà nguyện. Tuy nhiên, khi bài hát đó kết thúc, nó lại tiếp tục uống rượu và lừa dối!

Trong những năm gần đây, kiểu nhầm lẫn giữa lời nói tâm linh và lối sống gian ác đã được ca sĩ nhạc pop tên là Madonna thực hiện mạnh mẽ nhất. Hầu như lúc nào cũng đeo thánh giá và sử dụng đủ các biểu tượng tôn giáo cũng như ngôn ngữ để khiến mọi người mất thăng bằng, cô ấy đã xây dựng sự nghiệp trên sự pha trộn báng bổ giữa việc nói ngôn ngữ của Si-ôn và sống theo lối sống của Sô-đôm và Gô-mô-rơ.

Mối nguy hiểm đặc biệt của vấn đề này là nó có thể tồn tại dễ dàng nhất khi ngôn ngữ tôn giáo là sự phổ biến nhất. Ở Mỹ ngày nay, sách tôn giáo bán chạy nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, chúng ta có thể đang trải qua những điều hoàn toàn trái ngược với những gì trong thực tế như chúng ta mong đợi. Nói về thời đại của chúng ta, nhà văn nổi tiếng người Nga Alexander Solzhenitsyn từng nhận xét:

Nếu tôi được yêu cầu xác định một cách ngắn gọn đặc điểm chính của toàn bộ thế kỷ 20, thì ở đây tôi cũng không thể tìm thấy điều gì chính xác và súc tích hơn là nhắc lại một lần nữa; Loài người đã lãng quên Đức Chúa Trời.[2]

Làm sao có thể? Làm sao một xã hội vừa “sùng đạo” lại có thể quên Chúa được? George MacDonald, cố vấn của CS Lewis, tin rằng sự phổ biến của ngôn ngữ tôn giáo thực sự có thể là nguyên nhân khiến sự vô tín ngày càng tăng! Ông ấy nói, “Không  gì làm mất đi sự thiên liêng hơn là  thói quen đối phó với vẻ bên ngoài thánh thiện.”[3]

Đây là mối quan tâm đặc biệt đối với tôi, khi tôi sống trong một cộng đồng đại học Cơ đốc giáo. Mặc dù tôi tin chắc rằng đó là nơi tốt nhất trên trái đất, nhưng tôi có mối quan tâm sâu sắc cho bản thân, vợ và các con tôi khi sống ở đây. Xung quanh chúng tôi là các trường học Cơ đốc giáo, ngôn ngữ Cơ đốc giáo, các cơ cấu Cơ đốc giáo, các tổ chức Cơ đốc giáo và vô số hoạt động Cơ đốc giáo. Câu chuyện về Mi-ca và vị tiên tri của ông là một lời nhắc nhở đầy ám ảnh rằng chúng ta có thể đánh mất đức tin và linh hồn của mình ở đây và có lẽ không bao giờ nhận ra điều đó đã xảy ra. Chúng ta có thể quên Chúa ngay cả khi chúng ta không ngừng nói về Ngài!

SỰ VÂNG LỜI CÓ CHỌN LỌC

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể. Sự cám dỗ mà phân đoạn Kinh thánh của chúng ta đương đầu một cách mạnh mẽ nhất là xu hướng vâng lời Chúa một cách có chọn lọc của chúng ta, điều này hoàn toàn không phải là sự vâng phục.

Nó giống như một cô gái học đại học. . rất nghiêm khắc về giáo lý, nhưng lại ngủ với bạn trai.

hoặc

rất cẩn thận để không ngủ với bạn trai của mình, nhưng lại hay nói xấu và hay gây thù hận, tổn thương cho người khác.

hoặc

không ganh ghét mà chỉ không quan tâm đến những người khác bị mất mát hoặc bị tổn thương.

hoặc

quan tâm đến người khác, nhưng phớt lờ những lời dạy giáo lý của Kinh thánh.

George Gallup đã lưu ý đến sự phổ biến của vấn đề này trong nền văn hóa của chúng ta cách đây vài năm trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Ngày Nay.[4] Ông quan sát thấy rằng chỉ có 4 trong số 100 người Mỹ nói rằng tôn giáo không quan trọng trong cuộc sống của họ. Hơn nữa, khoảng 75 phần trăm người Mỹ vẫn đi “nhà thờ” hoặc đã đi “nhà thờ” cho đến gần đây. Đại đa số những người này tự xưng là môn đồ của Chúa Giê-su. Đáng tiếc, Gallup nhận xét: “Bạn thực sự không tìm thấy nhiều sự khác biệt giữa người theo đạo và người ngoài đạo về mặt gian lận, trốn thuế và ăn cắp vặt, phần lớn là do có rất nhiều tôn giáo xã hội”[5]

Gần đây hơn, nhà báo bảo thủ Cal Thomas được chú ý  kêu gọi những người theo đạo Cơ đốc trên khắp đất nước này hãy “bước đi” nếu họ định “nói chuyện”. Để có được sự tôn trọng, nhưng không phải lúc nào cũng được sự chấp thuận, của những người định nghĩa văn hóa, thì trước tiên họ phải có một gia đình văn hóa. Theo Thomas, các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng các đang ly hôn với tỷ lệ tương tự như những người không phải là . Quá nhiều cho “giá trị gia đình.” Những người nói rằng họ là cũng đang phá thai với tỷ lệ cao bằng—hoặc cao hơn—những người tuyên xưng một đức tin khác hoặc không có đức tin nào cả.[6]

KẾT LUẬN

Câu chuyện về Mi-ca nhắc nhở chúng ta rằng đức tin thật có thể chết ngay cả khi danh Đức Chúa Trời ở trên môi miệng chúng ta. Phao-lô đã viết về mối nguy hiểm tương tự đối với các ở Rô-ma. Những câu hỏi ám chỉ của ông ấy đối với họ đối đầu với chúng ta ngày nay:  

có thể xâm nhập vào cuộc sống của bất kỳ nào Sa-tan bắt lấy sự mất cảnh giác. Nó có thể xảy ra trong một ngôi nhà “Cơ đốc giáo” hoặc một trường học “Cơ đốc giáo”. Nó có thể xảy ra khi đang nghe nhạc “ ”, chơi trong đội bóng mềm “ ”, hoặc thậm chí rao giảng từ bục giảng “Đạo Đấng Christ”. Viễn cảnh đó khiến tôi ớn lạnh thấu xương. 

vậy ngươi dạy-dỗ kẻ khác mà không dạy-dỗ chính mình ngươi sao! Ngươi giảng rằng chớ nên ăn-cắp, mà ngươi ăn-cắp! Ngươi nói rằng chớ nên phạm tội tà-dâm, mà ngươi phạm tội tà-dâm! Ngươi gớm-ghét hình-tượng mà cướp lấy đồ-vật của hình-tượng! Ngươi khoe mình về luật-pháp mà bởi phạm luật-pháp làm nhục đến Đức Chúa Trời!  ( Rô-ma 2:21-23)

Nguồn: http://biblecourses.com/English/en_lessons/EN_199707_12.pdf

©Copyright, 1997, 1998 by Truth for Today

ĐÃ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN


[1] Xem Các Quan Xét 17:6; 18:1; 19:1; 21:25.

[2] James Dobson, Love For A Lifetime (Sisters, Ore.: Multnomah, 1993), 52.

3CS Lewis, George MacDonald: An Anthology (New York: MacMillian, 1947), 113

[4] “Tracking America’s Soul,” Christian Today (17 tháng 11 năm 1989): 22–25.

[5] Ibid., 24.

[6] Cal Thomas, “Hai vương quốc xung đột . . .” The Searcy (Arkansas) Daily Citizen (17 tháng 7 năm 1994): 4A.

Related Articles

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *